ÁP DỤNG ĐỒNG KIỂM THÌ LỢI HAY HẠI?
Theo mình, lâu nay không áp dụng đồng kiểm là để nhanh và giảm chi phí hoàn tất đơn hàng – thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam. Nhưng thời điểm này TMĐT đang bị lợi dụng biến tướng. Việc giao hàng sai, hàng bị tráo gây tổn thất cho người mua ngày càng tăng nên nay mình xin phép đề cập về vấn đề này để các nhà bán cùng cho ý kiến!
Khách quan nhìn nhận thì rõ ràng chỉ có người bán là hiểu rõ nhất về thông tin, chất lượng sản phẩm của họ. Do đó, đồng kiểm thực hiện qua một đơn vị trung gian là khá khó (thường là sàn TMĐT và đơn vị vận chuyển). Nếu Shopee áp dụng chính sách đồng kiểm thì các nhà bán có đồng tình không? Việc áp dụng chính sách đồng kiểm thì không khó, nhưng có nên hay ko và lợi hay hại như thế nào?
1. Ưu điểm:
– Hạn chế được vấn đề hàng giả, hàng nhái
– Tránh giao sai đơn cho khách hàng
– Tối ưu chi phí trong chính sách đổi trả, bảo hành cho các nhà bán có hàng hóa giá trị cao. Hạn chế trường hợp KH sử dụng sản phẩm gây hư hỏng rồi mới phản hồi (lỗi do KH). Hoặc gặp rủi ro trong việc KH gửi lại hàng cho seller ko đúng hàng ban đầu.
– Giúp seller giải quyết nhanh hơn trong việc giao hàng lỗi cần đổi trả. Và khách hàng cũng đảm bảo được quyền lợi tốt nhất ngay lúc nhận hàng.
– Seller sẽ ko dám gian lận khi hết hàng hoặc k có hàng nhưng vẫn bán hàng bình thường
– Shopee đánh giá các hoạt động bán hàng và hàng hóa của seller chuẩn xác hơn
2. Nhược điểm:
– Tốn thêm chi phí và thời gian cho người giao hàng và khách hàng.
Nhân viên giao nhận không thể hiểu rõ về sản phẩm so với người bán, nếu có thì chi phí đào tạo và kinh nghiệm tích lũy cũng tốn chi phí về thời gian khi mà số lượng sản phẩm xử lý mỗi ngày là rất nhiều. Điểm này cho thấy tính hiệu quả của việc đồng kiểm hàng hoá là không cao ở bước khách hàng đồng kiểm với người giao hàng, đồng thời giảm hiệu xuất dịch vụ, tăng thời gian xử lý vận đơn của các đơn vị vận chuyển lên rất nhiều (chi phí thời gian). Thêm nữa người mua có nhiều khách hàng cũng không muốn mất thời gian đồng kiểm khi thời gian nhận hàng rơi vào giờ hành chánh hoặc khung giờ bận.
– Dự đoán có thể tốn thêm chi phí cho nhà bán và giá hàng hóa có thể tăng.
Về phía người bán cho phép đồng kiểm sẽ có thể phải chịu chi phí cho việc đồng kiểm vì nếu sàn TMĐT cung cấp nó như một gói dịch vụ giá trị gia tăng cho gian hàng. Đây cũng là lý do ít người bán cố gắng xây dựng thương hiệu uy tín, dịch vụ tốt để hạn chế tối đa khả năng đổi/ trả thay vì tốn chi phí cho việc sử dụng dịch vụ đồng kiểm.
– Seller có thể không giải quyết lỗi hàng hóa (do seller) cho KH khi KH không đồng kiểm đúng chính sách.
Đối với các seller có chính sách dịch vụ, sản phẩm chặt chẽ ngay từ việc quản lý sản phẩm đầu vào thì việc đồng kiểm hay không cũng không quan trọng. Vì họ có bộ phận kiểm định, đồng kiểm chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho hoặc đóng gói gửi tới khách hàng. Chỉ số hài lòng của khách hàng với người bán tại các gian hàng sẽ góp phần dần dần xóa bỏ nhu cầu đồng kiểm hàng hóa. Ví dụ: 1 gian hàng uy tín và lâu năm trên sàn thì khi bạn mua sắm rõ ràng bạn có thể an tâm mà không cần phải đồng kiểm làm gì?
Đặc biệt, các seller đang tối ưu trải nghiệm khách hàng mỗi ngày trên TMĐT để tồn tại và phát triển hơn nên nếu không tốn thêm chi phí và gây mất thêm thời gian cho việc giao dịch thì cần xem xét các trường hợp biến tướng (lạm dụng gây hại) có nhiều hay không để lựa chọn việc có đồng kiểm hay không? Mục đích cuối cùng là mang trải nghiệm tốt cho khách hàng và thúc đẩy phát triển TMĐT.
Đây là các quan điểm của mình, còn quan điểm của các seller khác như thế nào về các trường hợp của seller đã gặp phải?
Nhất Thịnh