NGUYÊN LÝ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Bài viết khá dài nhưng hàm lượng kiến thức mà quý anh chị nhà bán thu lượm được bỏ túi không hề nhỏ.
Khẳng định chỉ với 5 phút đọc bài này, anh chị sẽ lên tầm cao mới trong công tác hoạch định chiến lược cho shop của mình và hơn cả là tầm nhìn kinh doanh.
Nếu anh chị đã kinh doanh lâu năm hay các anh chị mới khởi nghiệp, hẳn các anh chị đã tìm hiểu và nắm bắt được khá nhiều công thức, cách tính ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM.
Rồi đã bao giờ các anh chị hùng hục làm như con thiêu thân, bảng tính excel, hàm số nhảy liên tục, đầu múa may với các con số, loạn hết cả nhịp thở, bấn loạn cả nhịp tim vì “control” giá bán biến thiên theo nhịp SÀN, theo nhịp của biên tắc hay theo nhịp của đối thủ chưa?
Chắc chắn rồi, anh chị đang giật mình nhìn thấy bản thân trong bức tranh ấy đúng không!?
Không sao đâu, bởi ai kinh doanh nói chung hay kinh doanh trên sàn TMDT nói riêng đã và đang, hằng ngày đối diện với bài toán ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM oái ăm kia.
Câu hỏi đặt ra là một mớ bòng bong ấy làm sao kiểm soát cho được tốt, làm sao để không bị cá mập nuốt, làm sao để kinh doanh có lãi mà quan trọng hơn hết đã lãi phải lãi KHỦNG, mình lãi mà khách hàng mua sản phẩm còn cảm thấy hạnh phúc và chính họ hài lòng được chi trả.
Và từ đây, Khoa sẽ đưa anh chị vào Nguyên lý ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM
Nắm bắt được Nguyên lý ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM thì mọi công thức, mọi hàm số cao cấp chỉ là 1 công cụ, mà đã là công cụ thì ai quen rồi cũng có thể sử dụng thuần thục, chỉ có tư duy mới là giá trị cốt lõi mà không phải ai cũng đi tới tầng cuối cùng được.
Ta sẽ đi từ tầng đầu tiên đó là ĐỊNH GIÁ TỪ CÔNG NĂNG SẢN PHẨM
1. ĐỊNH GIÁ TỪ CÔNG NĂNG SẢN PHẨM
Công năng sản phẩm hay Tính năng sản phẩm là các đặc điểm lý tính, mô tả về khối lượng, kích thước, màu sắc, vật liệu cấu thành lên sản phẩm.
Sản phẩm được sản xuất ra với mục đích sử dụng là gì?
Nói một cách thực tế, nếu chỉ dựa vào Công năng hay tính năng thì không đủ THÓC để chúng ta làm. Cách định giá này thường được gọi với cái tên Lấy công làm lãi.
Vậy Công năng do cái gì tạo ra? – Đó chính là Nhà Sản Xuất tạo ra
2. ĐỊNH GIÁ TỪ NIỀM TIN
Theo khảo sát từ Marketing Charts, có tới 69% khách hàng tại Canada, và 57% tại Anh cho rằng lòng tin chính là yếu tố quyết định khiến họ bỏ hầu bao mua sản phẩm.
Trong một thế giới mà khách hàng như lạc vào mê cung ma trận thương hiệu, có quá nhiều lựa chọn họ phải đưa ra trong một ngày: Ăn món ăn gì? Của nhãn hàng nào? Nhãn nào đảm bảo an toàn thực phẩm?… Những quyết định cảm tính là điều cần thiết để họ đưa ra quyết định cuối cùng.
Điều gì quý giá nhất với một thương hiệu? Logo? Bao bì sản phẩm? Chiến dịch truyền thông? Thực ra, đó chính là niềm tin của khách hàng đối với chính thương hiệu đó.
Niềm tin quyết định rất lớn tới hành vi tiêu dùng và sử dụng sản phẩm / dịch vụ của khách hàng.
Niềm tin của khách hàng với Netflix là: Khi họ đăng ký sử dụng dịch vụ, họ sẽ có những phút giây giải trí và thư giãn bên cạnh kho phim khổng lồ, chất lượng, lên tới hàng ngàn tựa thuộc đủ các thể loại.
Đối với Google, họ tin tưởng thương hiệu này đem lại giá trị tốt nhất cho cộng đồng người sử dụng Internet: thông tin trung thực, tới từ nhiều nguồn, không bị bóp méo. Người dùng an tâm sử dụng Google, bởi họ tin rằng dữ liệu cá nhân của mình được an toàn, không bị xâm phạm.
Ví dụ: Bạn hãy nghĩ về 2 cụm từ quen thuộc Apple và Made in China
Tôi tin chắc rằng chỉ với 2 cụm từ này đã giúp anh chị kịp ý diễn dịch trên.
Vậy Niềm tin do cái gì tạo ra? – Đó chính là Marketingtạo ra.
3. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM THEO CẢM XÚC
Cảm xúc của ai? Của ta hay của khách hàng? Ai đã từng nghe kinh doanh phải hoàn toàn lý trí, không được mang cảm xúc vào Báo cáo tài chính,…blabla
Vậy thì định giá như nào? Ai mua hàng hóa theo cảm xúc, mơ hồ khái niệm này quá ta? …
Chúng ta ra quyết định mua dựa trên cảm xúc, và biện minh nó bằng logic, lý lẽ.
(we buy on emotion and justify with logic)
Ví dụ đơn giản: Cô Vy thích cây son ấy và đã rất muốn mua cây son ấy. Cô ấy tự lý luận, so với những cây son hiệu khác cây son này có màu đẹp hơn, hoặc hợp hơn với môi cô ấy. Giá cây son cao nhưng cô Vy tự biện minh rằng chỉ cần giảm bớt tiền cà phê của chồng trong tuần này thì sẽ mua được. Những logic này làm cô Vy thoải mái để thực sự ra quyết định của mình.
Hầu hết những quyết định mua hàng/dịch vụ của chúng ta đều bắt đầu từ cảm xúc. Logic chỉ là để biện minh cho quyết định của cảm xúc.
Chính vì thế mà tỷ lệ quảng cáo nghiêng về cảm xúc (emotional) nhiều hơn hẳn quảng cảo nghiêng về lý trí (rational).
Người Sales giỏi là sales biết nói chuyện với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hành và biết tạo cảm xúc của khách hàng. Đó là điều kiện Cần để khách hàng quyết định. Điều kiện Đủ là trình bày về lợi ích, tính chất của sản phẩm, giúp cho khách hàng biện minh cho quyết định mua của họ.
Mức độ thích càng tăng thì chúng ta càng cố gắng biện minh bằng lý lẽ có lợi cho việc mua sản phẩm.
Nhưng mới đó chỉ là một phần của ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM TỪ CẢM XÚC
Ai là người sẵn sàng mua sản phẩm từ cảm xúc “mãnh liệt” nhất? – Đó chính là những người nhiều tiền, vì đơn giản họ cảm thấy được “Sang” khi được KHOE đang sở hữu 1 món hàng hiệu mà thực ra nếu so sánh vào công năng thì Sản phẩm được sản xuất cùng 1 nhà máy, cùng bằng ấy công đoạn nhưng thước phim chúng được quay, con đường chúng đến kệ hàng khác nhau nhiều chút mà thôi!
Cảm xúc có 2 loại:
+ Một là: Người xung quanh nhìn là họ biết “Chất” khi bạn sử dụng một sản phẩm nào đó
+ Hai là: Bạn phải khoe thì mọi người xung quanh mới biể được bạn “Chất” như nào!
Vậy nếu bạn đang hoạch định cho sự nghiệp kinh doanh của mình thì bạn sẽ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM của bạn theo lối đi nào từ 2 phân loại cảm xúc trên!!!
Chắc bạn đã có câu trả lời rồi đúng không! Xin chúc mừng bạn nhé.
Nếu bạn đang định giá sản phẩm theo lấy công làm lãi thì phải tẩy não nhanh chóng để đạt được những nấc thang mới. Không được mang tư tưởng cũ, có chút lỗi thời và bảo thủ để bán hàng theo cảm xúc được mà thực sự cũng không thể bán được.
Vậy Cảm xúc do cái gì tạo ra? – Đó là Truyền thông tạo ra!
4. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM THEO DỊCH VỤ
Không lý luận nữa, Khoa cho bạn một ví dụ luôn này
Ví dụ 1:
Gỉa sử 1h làm việc bạn làm ra 2tr
Bạn muốn mua 1 đôi giày có giá tại cửa hàng là 2tr
Và nếu bạn chỉ 1 cú click thuê ship, Shipper mang đến tận nhà cho bạn với giá 2,5tr
Thì theo bạn bạn sẽ tự đi mua hay ở nhà làm việc??
Ví dụ 2:
Dịch vụ trọn gói giành cho người bận rộn ở chung cư
Bạn là một người kinh doanh thực phẩm sạch ở chân tòa nhà chung cư A mà không tài nào bán được hàng.
Thì đây, cách mà bạn áp dụng như sau. Đến gõ cửa từng căn hộ, bằng mọi cách phải kí hợp đồng với các chủ ví tiền. Zalo, mail hay google doc được trao đổi và gửi đơn hàng cho bạn sáng mỗi ngày. Đơn hàng thực phẩm sạch sẽ được mang đến tận từng căn hộ và chỉ cần kí nhận của OSIN và 1 tin báo với chủ ví tiền => Hoàn thành xuất sắc
Sau khi có niềm tin và cảm xúc tích cực, các chủ ví tiền sẽ được ta chủ động đề xuất ứng trước 2tr để cửa hàng bạn chuẩn bị thực phẩm được chu đáo hơn mà họ lại vô cùng sẵn lòng vì
Lợi ích:
+ OSIN không phải đi chợ, không ăn gian, không mua hàng bậy, hàng kém chất lượng trà trộn vào hàng tốt nấu ăn cho cả gia đình.
+ Chủ ví tiền sẽ nhận được sản phẩm đúng hàng hóa mà mình mong đợi, niềm tin đặt đúng chỗ, dịch vụ hậu mãi thì tuyệt vời.
…..
Bài toán đặt ra khó hơn: Nếu bạn đi làm được 4tr, thuê Osin thì 5tr vậy thì bạn ở nhà nội trợ hay đi ra ngoài làm việc để tăng kiến thức và kinh nghiệm???
Vậy – chính bạn, những người chủ SHOP sau khi đọc được 4 Nguyên lý căn bản của ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM kia phải là người đưa ra quyết sách cho doanh nghiệp.
Khoa tin rằng anh chị đã nắm được toàn bộ kiến thức mà Khoa đã nỗ lực truyền tải, và sẽ áp dụng 1 cách cực kỳ chắc chắn, linh hoạt và thông minh vào đúng con đường của SHOP.
Chúc anh chị thành công và luôn bình an.
Đừng quên để lại Comment và Like bài viết này giúp Khoa nha – là một động lực to lớn để Khoa và các Giảng viên khác gắng sức viết bài nhiều hơn nữa phục vụ anh chị.
Cảm ơn anh chị em nhà bán nhiều lắm nha.
Trang Học Viện Lazada (Lazada University):
Truy cập gian hàng để mua vé lớp học Offline tại đây: https://bit.ly/3lwWhaV
Khoa Ngô – Giảng viên Học viện Lazada.
#Chiase #HocvienLazada #DinhGiaSanPham
Dự tính tháng 3: Khoa và Học viện có hợp tác mở lớp nâng cao Offline “Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Vượt Trội Từ CSKH” – một nội dung cực kỳ, cực kỳ cần thiết cho sự phát triển vượt trội và bền vững của Shop bạn, Nhất định phải cho bản thân 1 cơ hội học hỏi – Liên hệ ngay với admin Học viện Lazada qua mục CHAT tại đường link https://bit.ly/3lwWhaV , tìm chỗ click vào Trò chuyện ở Banner đầu tiên để đặt chỗ trước nha.